VIEN

Sơn gỗ như một “chiếc áo” phủ lên trên các đồ dùng gỗ nhằm bảo vệ và kéo dài thời gian sử dụng cho các đồ dùng đó.

Để có những chiếc áo đẹp, đủ mạnh để chống lại các yếu tố thời tiết khắc nghiệt; chống mối mọt và luôn bền đẹp thì chuyên gia sơn gỗ Oseven chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm hữu ích sau đây.

Lưu ý quan trọng trước khi bắt đầu quy trình sơn gỗ

Sơn đồ gỗ là quy trình phức tạp đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ cao; vì thế để việc sơn diễn ra trơn tru thì người thợ sơn cần chuẩn bị chu đáo; cụ thể: 

-  Chuẩn bị những miếng nilon che chắn xung quanh vị trí sơn; nhằm giúp các đồ dùng không bị lem nhem từ bụi sơn. 

- Cần bảo quản kỹ các đồ dùng gỗ trước khi sơn các món đồ sắp sơn;  thường xuyên để ý và lau chùi chúng để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường. 

- Cẩn thận chọn giấy nhám vì bề mặt đồ dùng càng bóng thì quy trình sơn gỗ càng dễ dàng; điều màu và đẹp hơn. 

- Đảm bảo an toàn lao động là điều tiên quyết: luôn có sẵn khẩu trang dày; đồ lao động; bao tay bảo vệ và kính mắt chuyên dụng. 

Cách dùng giấy nhám đúng kỹ thuật 

Giấy nhám là loại vật liệu có tác dụng mài mòn bề mặt từ kim loại; gỗ, nhựa, kính;… nhằm loại bỏ lớp vật liệu thừa trên bề mặt sản phẩm; tạo độ láng để sơn gỗ  bám dính tốt hơn.

Tùy vào từng sản phẩm mà thợ sơn dùng giấy nhám và có kỹ thuật riêng. Tuy nhiên để hỗ trợ các bước tiếp theo, thợ sơn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

- Chọn giấy nhám có độ cát phù hợp với từng sản phẩm. Độ cát được hiểu là độ thô của tờ giấy nhám (ký hiệu là P).

- Cách chọn độ cát của giấy nhám:

  • P40: Loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ tạo độ phẳng tương đối

  • P80: Là giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.

  • P180: Giúp bề mặt mịn để lót PU.

  • P240: Nhám xả lót PU trong quá trình sơn gỗ 

  • P320: Nhám xả cho độ mịn màng cao

  • P400: Tạo độ mịn lớn nhất hiện nay; thường dùng để làm phẳng bề mặt đòi hỏi cao.

>>> Xem thêm: Loại giấy nhám được thợ sơn chuyên nghiệp tin dùng 

Cách chọn sơn lót hiệu quả cho đồ gỗ nội - ngoại thất

Khi sơn gỗ nội thất hay ngoại thất thì sơn lót là bước không thể bỏ qua. Bởi công đoạn này có tác dụng tăng tính thẩm mỹ; tạo màng bảo vệ đồ dùng khỏi các nấm mốc và kéo dài hạn sử dụng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lót sơn gỗ khác nhau. Và người thợ chuyên nghiệp sẽ ưu tiên chọn những dòng sản phẩm chất lượng, giúp cho màng sơn mịn; tươi sáng, độ bám cao, chịu được va đập, rung động; chống rạn nứt do thay đổi thời tiết.

Công đoạn “khoác áo” lên cho sản phẩm 

Sau khi qua những công đoạn trên, người thợ tiếp tục thực hiện phần quan trọng nhất là sơn. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng; điều kiện khi dùng sản phẩm mà người thợ chọn màu và loại sơn phù hợp. 

- Với sản phẩm đồ nội thất thì sơn gỗ nội thất cần đáp ứng các tiêu chí: màu sắc tươi sáng; chống va đập, nhẹ mùi; che lắp được các khuyết điểm, độ bóng sáng…

- Còn là gỗ ngoại thất thì sơn gỗ ngoại thất cần chịu được tác động khắc nghiệt của thời tiết; chống mối mọt, bong tróc; xỉn màu,...

Lưu ý để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, người thợ cần đợi lớp sơn đầu khô hoàn toàn trước khi sơn lớp tiếp theo. 

>>> Sơn nội - ngoại thất nhẹ mùi, khô nhanh và an toàn cho người dùng

Kết hợp đánh Vecni tạo độ bền sau khi sơn gỗ

Việc tạo thêm lớp Vecni sau khi sơn gỗ sẽ giúp sản phẩm không bị nứt; co ngót và là cách tăng “sức đề kháng” trước nguy cơ bị ẩm mốc; mối mọt xâm hại. 

Hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sơn gỗ Oseven hiểu rằng lớp sơn không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ; kéo dài tuổi thọ của sản phẩm mà còn thổi hồn vào từng sản phẩm. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn sản phẩm gỗ mình tạo ra vừa bền bỉ theo theo thời vừa mang vẻ đẹp sang trọng, có chiều sâu. 

>>> Bảng giá sơn gỗ ngoài trời mới nhất